CÔNG TY TNHH NC
22/05/2019
Mũ bảo hiểm rất quan trọng đối với tính mạng người đi xe đạp
Do đặc tính hiếu động của trẻ em, các cháu đặc biệt rất dễ bị ngã xe và cần phải được bảo vệ một cách hiệu quả. Kể cả người lớn và người đi xe đạp có kinh nghiệm cũng không phải thực sự an toàn. Đó là lý do tại sao người đi xe đạp nói chung luôn luôn phải đội mũ bảo hiểm, bất kể đối với xe đua thể thao hoặc xe đạp núi, hay xe đạp thông thường bạn dùng hàng ngày ví dụ như đi tới văn phòng hay đến siêu thị.
Nghiên cứu cho thấy khoảng 85% tai nạn xe đạp dẫn đến chấn thương ở đầu, đôi khi dẫn đến hậu quả lâu dài. Nhưng khoảng 80% các thương tích ấy có thể tránh được bằng cách đội mũ bảo hiểm xe đạp. Mũ bảo hiểm xe đạp ngày nay áp dụng những tiến bộ mới, khiến bạn luôn thoải mái, và trên tất cả, phong cách và thời trang nữa. Có sẵn các loại mũ bảo hiểm xe đạp cho mọi lứa tuổi và tất cả các yêu cầu. Chú ý đến các điểm sau khi mua và sử dụng mũ bảo hiểm xe đạp:
• Một chiếc mũ bảo hiểm phải được đội vừa khít. Bạn nên mua mũ bảo hiểm trong một cửa hàng xe đạp chuyên nghiệp, nơi bạn sẽ được chuyên gia tư vấn, bạn sẽ chỉ đội mũ bảo hiểm vừa vặn với kích cỡ của mình và chúng phải không gây đau cho bạn. Bạn có thể đội thử ở điểm bán và những người quen chỉnh mũ sẽ chỉnh quai cho bạn một cách chắc chắn và an toàn.
• Mũ bảo hiểm phải vừa và có chức năng điều chỉnh và cố định kích cỡ quai đeo. Hệ thống điều chỉnh ở những loại mũ thiết kế tốt làm điều này rất dễ dàng.
• Thông gió tốt với các lỗ thông hơi đầy đủ làm cho bạn thoải mái khi đội
• Mũ dành cho trẻ em cũng cần có lưới để bảo vệ các cháu khỏi côn trùng.
• Xung quanh mũ phải có chất liệu phản quang, đằng sau nên có đèn nhấp nháy để giúp những người tham gia giao thông khác có thể nhìn thấy bạn dễ dàng khi đi trong bóng tối.
• Dây đeo cằm nên mềm mại và thoải mái khi đội.
• Mũ bảo hiểm tốt thường được thực hiện với công nghệ đúc liền (in-mold). Trong quá trình này vật liệu hấp thụ sốc được tạo cùng với lớp vỏ cứng bên ngoài và trở thành một bộ phận đồng nhất với vỏ. Với lớp vỏ cứng bên ngoài, bạn sẽ an toàn hơn so với mũ bảo hiểm dán (dán lớp chống shock và lớp vỏ bên ngoài) trong trường hợp chịu tác động như va vào một vật cứng, sắc. Mũ bảo hiểm đúc liền cũng nhẹ hơn và bền hơn nhiều.
• Hãy chắc chắn rằng đội mũ bảo hiểm có nhãn hiệu chứng nhận hiển thị DIN EN 1078 (CE) tiêu chuẩn châu Âu.
• Tránh xa mũ bảo hiểm không tên tuổi và không có nhãn hiệu chứng nhận đạt chuẩn.
• Đưa con bạn đi cùng khi bạn mua mũ bảo hiểm để cho các cháu chọn và đội thử. Các cháu sẽ có xu hướng chỉ đội những chiếc mũ mà các cháu thích và tự chọn.
• Mũ bảo hiểm chỉ nên được mặc khi đi xe đạp, khi chơi trò trượt patin hoặc những môn thể thao tương tự khác. Khi trẻ em chơi trong sân hoặc các trò leo trèo, bạn cũng không nên cho trẻ đội mũ bảo hiểm vì quai của mũ có thể mắc vào những thiết bị khác, khiến các cháu bị nghẹt thở.
• Một chiếc mũ bảo hiểm chỉ nên dùng một lần. Sau khi ngã, tai nạn hoặc va chạm nghiêm trọng, nó đã hoàn thành nhiệm vụ và cần được thay thế.
• Người lớn và các bậc cha mẹ luôn là hình mẫu cho trẻ em. Do đó mỗi khi dùng xe đạp, bạn nên đội mũ để làm gương tốt cho các cháu học tập.